Hang Nà Chảo

21/10/2014 18:25

Hang Nà Chảo thuộc thôn Nà Chảo, nằm ở phía Tây Bắc xã Yên Cường, huyện Bắc Mê. Nà Chảo, tên người địa phương gọi là Nà Chao, nghĩa là khu ruộng lòng chảo, địa điểm này được phát hiện năm 1997.

Tại Nà Chảo, ngoài những di tích bếp đun, xương răng động vật ra, còn phát hiện được gần 2.703 di vật đá, trong đó có 1.789 tiêu bản phát hiện được trong hố khai quật và 914 tiêu bản sưu tập được trên bề mặt hang. Nghiên cứu bộ sưu tập Nà Chảo cho thấy, có sự đồng nhất về kỹ thuật chế tác và loại hình công cụ giữa các di vật phát hiện được trong hố khai quật và trên bề mặt hang. Hầu hết công cụ Nà Chảo được gia công từ chất liệu đá cuội, chúng có kích cỡ và hình dạng khác nhau.  Về mặt kỹ thuật chế tác công cụ ở hang Nà Chảo cũng giống công cụ ở Đán Cúm, đều phổ biến kỹ thuật bổ cuội và kỹ thuật Sumatralitl. Nhưng kỹ thuật tu chỉnh lại rìa lưỡi rất ít. Nếu như di chỉ Đán Cúm chỉ tiêu biểu cho giai đoạn văn hoá Hoà Bình điển hình thì di chỉ Nà Chảo có sự chuyển tiếp giữa văn hoá Hoà Bình và văn hóa Đá mài có mặt trên đất Hà Giang.

Căn cứ vào nghiên cứu tổng thể các di vật khảo cổ, các nhà nghiên cứu cho rằng Nà Chảo là một địa điểm thuộc giai đoạn văn hoá Hoà Bình phát triển, có tuổi từ 9.000 - 10.000 năm cách ngày nay. Nhờ những phát hiện ở hang Nà Chảo cũng như việc nghiên cứu mối quan hệ giữa chúng với các di tích đã phát hiện trước đây và sau này, Nà Chảo được coi là di tích nằm ở giai đoạn bản lề của bước chuyển đổi thời đại: Từ thời đại Đá cũ sang thời đại Đá mới; từ thời đại săn bắt, hái lượm sang thời đại trồng trọt và chăn nuôi, đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển xã hội văn minh.
Năm 2001, hang Nà Chảo được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận Di tích khảo cổ quốc gia.
 
Na Chao cave belongs to Na Chao hamlet, at the Northern West of Yen Cuong commune, Bac Me district. Na Chao in dialect means hollow field. Na Chao cave was discovered in 1997.
In Na Chao, besides relics of cooking fire, animal bones, teeth, nearly other 2,703 stone souvenirs are found, of which 1,789 specimen are discovered in excavation pit and 914 ones are collected on cave surface. The collection of Na Chao shows the identification of manipulating technique and tool of souvenirs discovered in excavation pit and cave surface. Most of Na Chao tools are manipulated f-rom pebble with the same size and shape.
 
In term of manipulation technique, tools of Na Chao cave are similar to that of Dan Cum, which is mostly pebble cleaving and Sumatralitl technique, but blade repairing technique is not common. If Dan Cum ruins is typical for Hoa Binh culture, Na Chao ruins are the transition of Hoa Binh culture and Grindstone culture of Ha Giang land. According to general study of archeological souvenirs, researchers claim that Na Chao belongs to development period of Hoa Binh culture whose age is about 9,000 to 10,000 f-rom present. Thanks to the discovery of Na Chao cave as well as relationship study between caves and previous and post-discovered relics, Na Chao is considered a relic of key position period of Age transition: f-rom the Old Stone Age to the New One, f-rom Age of hunting, collecting to Age of cultivating and breeding, creating a very first foundation of civilized social development.
 
In 2001, Na Chao cave was recognized as National archeological relic by Ministry of Culture - Information (Ministry of Culture, Sports and Tourism now).
 

Hoàng Mạnh Hưng