Thứ tư, Ngày 1 Tháng 5 Năm 2024

Thể thao

Gửi Email In trang Lưu
Đánh giá sơ kết 03 năm thực hiện Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Hà Giang

27/01/2016 08:34

Trong những năm qua thực hiện các Chương trình phát động của Đảng, nhà nước về phát triển sự nghiệp VHTT&DL nói chung và TDTT nói riêng trên địa bàn tỉnh; Công tác TDTT gắn liền với phát triển thể lực và trí tuệ con người, phát huy sáng tạo trong lao động sản xuất, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp văn minh. Thường trực tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, ban hành các văn bản hướng dẫn đến các Sở, ban, ngành, huyện ủy, thành ủy, UBND các huyện, thành phố, tổ chức triển khai tuyên truyền, học tập các nghị quyết, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước trong công tác phát triển sự nghiệp TDTT; tiếp tục triển khai và thực hiện Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ giai đoạn 2012- 2020; đến toàn thể các cấp, các ngành và đoàn thể nhân dân;

Chỉ đạo Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Hà Giang tích cực viết bài và đưa tin tuyên truyền thực hiện nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ, giai đoạn 2012-2020 từ tỉnh đến cơ sở đã trở thành phong trào rộng khắp và được mọi tầng lớp nhân dân tham gia tích cực, hưởng ứng và rèn luyện thân thể, luyện tập thể thao đem lại sức khỏe dẻo dai, tinh thần thoải mái, nâng cao thể lực, trí tuệ của mỗi người, góp phần quan trong vào việc nâng cao hiệu quả học tập, lao động sáng tạo trong sản xuất góp phần không nhỏ vào việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ và quần chúng nhân dân; Từ đó mọi người đã nhận thức rõ được tầm quan trọng trong việc tập luyện TDTT, ý thức tập luyện của mọi người ngày càng được đông đảo và đưa phong trào tập luyện TDTT của tỉnh ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền nghiêm túc quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt và sự tham gia của cả hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh đã xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ bằng những việc làm cụ thể. Chỉ đạo Sở VHTT&DL tỉnh xây dựng kế hoạch số 07/KH- VHTTDL ngày 15/3/2012, về việc tổ chức Lễ phát động tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2012- 2020; Kế hoạch số 119/KH- UBND ngày 13/9/2012, của UBND tỉnh Hà Giang, về việc tổ chức Đại hội TDTT các cấp, tiến tới Đại hội TDTT toàn quốc, thành lập đoàn VĐV tham gia Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII năm 2014; Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 09/02/2015, của UBND tỉnh Hà Giang, về việc tổ chức Chạy việt dã “Tiếp bước Thanh niên xung phong” chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày hoàn thành con đường Hạnh phúc gắn với tổ chức phát động “Ngày chạy Olympic” vì sức khỏe toàn dân năm 2015; ban hành các văn bản chỉ đạo các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, kiểm tra đôn đốc việc triển khai thực hiện Nghị Quyết.

Kết quả sau 03 năm triển khai: HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 63/2012/NQ-HĐND ngày 14/ 7/2012, của HĐND tỉnh,về quy định chế độ chi tiêu tài chính đối với các giải thi đấu thể thao trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Nghị quyết số 60/2012/NQ- HĐND ngày 14/7/2012 của HĐND tỉnh, về việc quy định chế độ dinh đặc thù đối với HLV, VĐV thể thao thành tích cao trên địa bàn Hà Giang; Quyết định số 2819/QĐ - UBND ngày 18/12/2012 của UBND tỉnh, quy định về một số chế độ đối với huấn luyện viên (HLV), vận động viên (VĐV) thể thao được tập trung tập huấn và thi đấu trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Quyết định số 2781/2012/QĐ - UBND ngày 15/12/2011 về việc điều chỉnh mức tiền ăn, tiền thuốc của các VĐV thể thao hệ đào tạo tập trung của tỉnh Hà Giang (từ mức 20.000đ/người/ngày lên mức 70.000đ/người/ngày). Đồng thời ban hành các văn bản liên quan đến thủ tục hành chính, như: Quyết định số 291/QĐ-UBND ngày 01/3/2012, về việc công bố thủ tục hành chính (TTHC) mới ban hành; TTHC sửa đổi, bổ sung; TTHC được thay thế, TTHC bị bãi bỏ thuộc quyền giải quyết của Sở VHTT&DL tỉnh Hà Giang; Quyết định số 2040/QĐ-UBND ngày 03/10/2012, về việc công bố TTHC mới ban hành; TTHC sửa đổi, bổ sung; TTHC được thay thế, thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở VHTT&DL, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tỉnh Hà Giang; Quyết định số 8421/QĐ-UBND ngày 11/5/2012; Quyết định số 1447/QĐ-UBND ngày 22/7/2013; Quyết định số 1751/QĐ-UBND ngày 14/9/2015, về việc công bố TTHC mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở VHTT&DL tỉnh Hà Giang;

 - Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp về TDTT trong quản lý, điều hành các hoạt động TDTT

Xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức xã hội nghề nghiệp về TDTT; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các liên đoàn, Hiệp hội thể thao. Trong những năm qua sự nghiệp TDTT luôn nhận được sự phối hợp của các Sở, ban, ngành và sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh về tham gia xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện và thi đấu trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên chất lượng, hình thức đầu tư, tài trợ ở một số hạng mục cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ sản phẩm thể thao (sân quần vợt, cầu lông, bể bơi…) và vật tư dụng cụ cho hoạt động TDTT quần chúng còn ở mức khiêm tốn, chưa phát huy tiềm năng, lợi thế, chưa mang tính bền vững. Năm 2014, Tổng công ty Linh Đan (REVILO) và tổng Công ty Cầu lông Tiến Bộ đã tài trợ cho môn cầu lông của tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2014-2020, bằng các sản phẩm, vật tư của công ty, thông qua hình thức trao giải thưởng và quả cầu thi đấu cho toàn bộ các giải cấp tỉnh (02 giải/năm, trong 06 năm) với tổng giá trị khoảng 03 tỷ đồng.

- Thực hiện việc quy hoạch đất cho TDTT đến năm 2020 và kế hoạch triển khai sử dụng đất trong (05 năm) 2011-2015, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện TDTT của nhân dân:

Quỹ đất dành cho xây dựng những công trình thể thao cơ bản: Như sân vận động, nhà tập luyện & thi đấu, bể bơi đơn giản. Cơ sở vật chất hiện nay đã phần nào đáp ứng được yêu cầu luyện tập bước đầu; tuy nhiên việc đầu tư cho tập luyện và thi đấu ở trình độ cao còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế hiện nay. Sân tập riêng cho từng môn chưa có, các lớp tuyến I, II vẫn phải tập luyện chung, các sân chơi phong trào còn thiếu nhiều và hạn chế về quy mô và chất lượng, chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Diện tích đất dành cho TDTT (biểu mẫu số 01 kèm theo)
- Triển khai thực hiện đấu tranh phòng chống tiêu cực trong lĩnh vực TDTT:

Chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, tích cực việc tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân thực hiện và chấp hành tốt Chỉ thị số 15/2012/CT-TTg ngày 26/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ, về việc chống tiêu cực trong các hoạt động TDTT.

- Công tác xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống thiết chế về TDTT quần chúng tại các cấp, số lượng cơ sở mới xây, sửa chữa, nâng cấp, số lượng các CLB TDTT:

Nhằm triển khai và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 16/NQ-CP, UBND tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thành phố phát huy nội lực, chủ động phối hợp với các ngành chức năng xây dựng, quy hoạch phát triển sự nghiệp TDTT từ tỉnh đến cơ sở trên quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp TDTT của tỉnh. Củng cố, đầu tư xây dựng thiết chế phục vụ hoạt động TDTT quần chúng, tập trung xây dựng, sửa chữa và nâng cấp các công trình TDTT, đồng thời phát triển số lượng và chất lượng các Câu lạc bộ TDTT cơ sở, các điểm, tổ nhóm tập. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các công trình thể thao. Đến nay đã có 11/11 huyện, thành phố có sân vận động, sân bóng chuyền, sân cầu lông và các CLB, các điểm, nhóm tập. Có 05/11 huyện, thành phố có sân quần vợt.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả GDTC và hoạt động thể thao trường học.

Thực hiện chương trình phối hợp số 13/CTPH VHTTDL-GD&ĐT, ngày 12/04/2012, giữa Sở VHTT&DL và Sở Sở GD&ĐT thực hiện và ký kết chương trình phối hợp chỉ đạo công tác TDTT trường học giai đoạn 2011-2015; Qua 03 năm thực hiện công tác giáo dục thể chất cho học sinh trong nhà trường các cấp được ngành Giáo dục và Đào tạo tập trung chỉ đạo, đảm bảo các yêu cầu nhằm bồi dưỡng đổi mới và nâng cao chất lượng, yêu cầu về giảng dạy, đúng chương trình và kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Tính đến năm 2015, công tác giáo dục thể chất đã được chú trọng một cách toàn diện; 100% số trường thực thực hiện giáo dục thể chất nội khóa; Công tác xây dựng cơ sở vật chất, phục vụ dạy và học môn thể dục tại nhà trường ngày càng được quan tâm tạo điều kiện, khắc phục tình trạng “dạy chay, học chay” ở một số trường trước đây không có sân chơi, bãi tập. Đến nay đã có 100% số trường học các cấp đã có sân bãi phục cho công tác rèn luyện thể chất của học sinh. Tiêu biểu như trường Phổ thông dân tộc Nội trú tỉnh đã xây dựng được nhà thi đấu đa năng kiên cố, sân vận động, sân bóng chuyền, cầu lông…Ngoài ra, nhiều trường trên địa bàn thành phố và trung tâm các huyện đã xây dựng sân tập, nhà tập TDTT cho học sinh.

Hoạt động TDTT ngoại khóa trong các trường ngày càng được quan tâm hơn và bước đầu có những hình thức tập luyện phong phú hơn. Học sinh tiểu học ;THCS; THPT và các trường CĐ, THCN có tỷ lệ tập ngoại khóa ước đạt 84%; tỷ lệ tập nội khóa đạt 100%. Các hoạt động ngoại khóa tập trung chủ yếu là các môn như: Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, cờ vua, đá cầu điền kinh, kéo co, đẩy gậy... Tuy nhiên ở một số trường vùng sâu, vùng xa công tác giáo dục thể chất trong nhà trường còn gặp không ít khó khăn, bất cập là còn thiếu đội ngũ giáo viên chuyên trách về công tác TDTT các cấp học. Điển hình là cấp tiểu học trong tổng số 193 trường mới có 57 giáo viên chuyên trách và 36 giáo viên kiêm nhiệm. THPT có 201 trường mới có 278 giáo viên chuyên trách và giáo viên kiêm nhiệm, THPT có 31 trường và có 97 giáo viên chuyên trách. Nổi bật trong công tác giáo dục thể chất trong nhà trường là việc tổ chức Hội khỏe Phù Đổng các cấp hàng năm và thi đấu các giải thi đấu thể thao học sinh toàn quốc. Cấp tiểu học có 03 môn thi là: Điền kinh, bóng đá và cầu lông. Cấp THCS có 05 môn thi là: Bóng đá, điền kinh, cầu lông, đẩy gậy, bắn nỏ. Cấp THPT có 07 môn là: Bóng đá, điền kinh, cầu lông, đẩy gậy, bắn nỏ, bóng chuyền, đá cầu. Hoạt động TDTT trường học đã từng bước góp phần tích cực vào việc rèn luyện và nâng cao sức khỏe của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi để chuẩn bị thực hiện chương trình quốc gia nâng cao thể lực, tầm vóc con người Việt Nam.

- Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động TDTT quần chúng

TDTT cho mọi người đã phát triển rất rõ rệt về quy mô và chất lượng, phong trào tập luyện, sinh hoạt và thi đấu TDTT trong cán bộ, công nhân, viên chức, lao động và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh đã được duy trì thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, ở các lứa tuổi, thành phần và giới tính khác nhau, góp phần giữ gìn và nâng cao sức khỏe của người dân, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, đồng thời cũng là nòng cốt cho phát triển phong trào TDTT của tỉnh; Thành lập và tham gia các giải thể thao do khu vực và Trung ương tổ chức như: Giải thể thao gia đình, giải thể thao công nhân viên chức, giải khu vực, vùng đông bắc, giải qua những miền di sản, vùng tây bắc..vv..từ năm năm 2012 đến 2015 đạt 134 huy chương các loại và nhiều giải thưởng khác.

- Hoạt động TDTT trong lực lượng cán bộ, công nhân viên chức:

Nhận thức được lợi ích của tập luyện TDTT, số người tự giác tập luyện TDTT ngày càng đông. Các môn TDTT được tổ chức thường xuyên việc tập luyện  thể thao thường xuyên đã trở thành lối sống lành mạnh ở một số bộ phận không ít công chức, viên chức. Hàng năm CBCCVC thường xuyên tham gia các cuộc thi đấu nhân các ngày Lễ, ngày kỷ niệm lớn trong năm do Sở VH, TT&DL phối hợp với các Ban, ngành, đoàn thể tổ chức các giải như: Bóng bàn, cầu lông, bóng chuyền, bóng đá, tennit… Thu hút đông đảo các cơ quan, đơn vị tham gia, đã trở thành ngày hội văn hóa, thể thao của những người lao động. Thành lập nhiều đoàn VĐV nghiệp dư là cán bộ, CNVCLĐ ở các ngành, nghề tham dự hội thao của các Bộ, ngành Trung ương, khu vực tổ chức….

- Hoạt động TDTT trong lực lượng vũ trang:

Thực hiện chương trình phối hợp số 01/CTPH-VHTTDL-BCHQS ngày 16/12/2012 giữa Sở VHTT&DL –BCHQS tỉnh về xây dựng chương trình phối hợp với lực lượng vũ trang về quản lý hoạt động TDTT giai đoạn 2012-2016 và triển khai cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2012-2020. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tiêu chuẩn chiến sỹ khỏe cho cán bộ chiến sỹ trong toàn lực lượng, duy trì và tổ chức các giải thể thao cho từng đối tượng và đã thu hút được nhiều đơn vị tham gia. Cơ sở, vật chất cho các hoạt động TDTT trong ba năm qua đã được duy trì và phát triển rộng khắp tại các đơn vị cơ sở, với các môn thể thao như: Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, điền kinh, quần vợt và võ thuật. Công tác rèn luyện TDTT đã đi vào nề nếp và được kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch định kỳ hàng năm. Đảm bảo cho cán bộ, chiến sỹ có thể lực tốt, sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ tổ quốc. Kết quả kiểm tra hàng năm đạt 98% tiêu chuẩn cán bộ, chiến sỹ khỏe. Lực lượng vũ trang Hà Giang, trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp TDTT của tỉnh. Thường xuyên phối hợp với Sở VH, TT&DL tổ chức các giải thể thao cấp tỉnh, cấp ngành, tham gia các chương trình do tỉnh tổ chức, tham gia “Ngày chạy Olympic” vì sức khỏe toàn dân, tham gia hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2012-2020. Đồng thời tham gia các hoạt động chào mừng các ngày Lễ lớn, các sự kiện trọng đại của tỉnh, tham gia các giải thể thao của tỉnh như giải: Bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, bóng bàn, điền kinh, quần vợt…Tham gia các giải thể thao do ngành dọc tổ chức đã giành nhiều thành tích xuất sắc.

- Cơ sở hạ tầng TDTT:

Các công trình thể thao công cộng từng bước được xây dựng tại các trung tâm, khu tập luyện, các điểm tập luyện, vui chơi với các trang thiết bị đơn giản tại các huyện, thành phố, các Sở, ban, ngành và tại các xã, phường, thị trấn đến các khu dân cư… Tạo mạng lưới hạ tầng TDTT đáp ứng với nhu cầu tập luyện hàng ngày của nhân dân. Cơ sở vật chất, thiết chế TDTT trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay đã có:  Sân vận động có khán đài : 05 sân,  01 Nhà tập luyện & thi đấu TDTT; Sân vận động không có khán đài: 06 sân (06 huyện); Sân Tennit: 13 (sân) sử dụng thường xuyên; Bể bơi: 06 bể ( hoạt động không thường xuyên).

- Công tác xã hội hóa trong hoạt động TDTT:

Thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ, về công tác xã hội hóa TDTT, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền phối kết hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể quần chúng các tổ chức xã hội, cá nhân, các doanh nghiệp, huy động sức mạnh trong toàn xã hội chăm lo công tác TDTT. Do vậy công tác xã hội hóa TDTT trên địa bàn tỉnh bước đầu đã có hiệu quả.

Hàng năm UBND tỉnh xây dựng và ban hành kế hoạch chỉ đạo các cấp, ngành, ban, đoàn thể tăng cường đẩy mạnh phong trào TDTT trong các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội. Chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức các hoạt động TDTT nhằm mục đích làm cho mọi người, mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ lợi ích của việc tập luyện TDTT, tích cực tuyên truyền và vận động mọi người lựa chọn cho mình một môn thể thao thích hợp để tập luyện. Chỉ đạo các ngành ký kết chương trình phối hợp và tổ chức nhiều hoạt động TDTT ở các ngành bằng nguồn kinh phí xã hội hóa như giải: Cầu lông các cơ quan, giải Việt dã Báo tiền phong, bơi lội, bóng bàn, thể dục dưỡng sinh người cao tuổi. Công tác xã hội hóa đã có tác động nhiều đến sự phát triển TDTT của tỉnh. Với các loại hình tổ chức hoạt động TDTT cho mọi người, đã thành lập được nhiều Câu lạc bộ TDTT như: Quần vợt, võ thuật, cờ tướng, thể dục dưỡng sinh, bóng bàn, cầu lông, bóng chuyền, CLB văn hóa xã... phát triển với  nhiều quy mô khác nhau trên địa bàn các huyện, thành phố, xã nào cũng có các CLB TDTT.

* Xã hội hóa về cơ sở vật chất: Với su thế hội nhập và phát triển tỉnh Hà Giang đã có cơ chế chính sách ưu tiên để thu hút các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội tham gia đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết chế TDTT và đóng góp, ủng hộ kinh phí tổ chức các giải thể thao. Trong ba năm trở lại đây các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, công ty, tư nhân đã đầu tư xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động TDTT lên hàng tỷ đồng như: Xây dựng được 07 sân bóng đá Mini cỏ nhân tạo, 13 sân quần vợt, 12 nhà tập luyện thể thao đơn giản, hàng trăm thiết bị tập luyện được nắp đặt tại các điểm vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh, góp phần không nhỏ nhằm ngày càng đáp ứng nhu cầu tập luyện và thi đấu TDTT của cán bộ, công chức, người lao động và mọi tầng lớp nhân dân và khách du lịch.

- Nâng cao hiệu quả đào tạo tài năng thể thao.

Đề án số 158/ĐA-UB ngày 26/9/2005 của UBND tỉnh Hà Giang, về việc phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Hà Giang giai đoạn 2005- 2015: UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành VH, TT&DL: Xây dựng 02 tuyến đào tạo VĐV: (Tuyến VĐV bán tập trung và VĐV tuyến tập trung); Công tác tổ chức thi đấu các giải thể thao thành tích cao hàng năm duy trì hệ thống tổ chức thi đấu các giải vô địch cấp tỉnh với tổng số 13 giải (03 năm); Duy trì hoạt động các lớp năng khiếu thể thao tuyến tập trung, tăng cường công tác tập huấn dã ngoại tại các trung tâm và các tỉnh trong cả nước có phong trào thể thao mạnh. Phấn đấu để đưa được nhiều VĐV vào đội tuyển quốc gia tham gia tập huấn và thi đấu các giải thể thao khu vực và thế giới. kết quả thành tích các giải thể thao quốc tế và giải quốc gia đạt: 10 huy chương vàng, 14 huy chương bạc, 68 huy chương đồng, 18 vận động viên đạt kiện tướng, 32 vận động viên đạt đẳng cấp I quốc gia. (biểu số 03 kèm theo);

- Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ.

Chỉ đạo Sở VH TT&DL phối hợp với, Bộ VH, TT&DL, Tổng cục TDTT mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, HLV, giáo viên TDTT nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển mạnh mẽ phong trào TDTT của tỉnh.

Qua ba năm thực hiện Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020. Sự nghiệp Thể dục thể thao (TDTT) của tỉnh Hà Giang luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo của Bộ VH, TT&DL, Sự chỉ đạo sát sao của Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố có hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Đồng thời đã nhận được sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của đông đảo mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. Công tác lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng luôn năng động, sáng tạo trong tác phong, lề lối, đổi mới tư duy làm việc; Công tác tuyên truyền được triển khai kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng, ngày càng thu hút được đông đảo mọi tầng lớp nhân dân từ tỉnh đến cơ sở tham gia hưởng ứng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước hoàn thiện con người mới, có đủ phẩm chất, sức khỏe, năng lực, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội, An ninh- Quốc phòng theo Nghị quyết XI của Trung ương, Nghị quyết XV của Đảng bộ tỉnh. Thiết chế phục vụ cho hoạt động TDTT từ tỉnh đến cơ sở từng bước được đầu tư, xây dựng ngày càng đáp ứng cho hoạt động chuyên môn và thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

+ Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện còn gặp một số khó khăn: là một tỉnh vùng cao biên giới, có nhiều dân tộc cùng sinh sống, địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn. Đời sống của người dân còn nhiều thiếu thốn, trình độ dân trí thấp. Công tác Quy hoạch, đầu tư cho phát triển TDTT còn chậm, thiết chế phục vụ cho hoạt động TDTT còn thiếu, kinh phí chi cho hoạt động sự nghiệp TDTT của tỉnh còn thấp so với các tỉnh trong khu vực phía bắc và cả nước. Chúng ta cần có những bài học quý báu về xây dựng và phát triển như sau:

- Phải đảm bảo phát huy vai trò lãnh đạo, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của chính quyền các cấp, phát huy vai trò tham mưu và sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị.

- Trong công tác lãnh, chỉ đạo tổ chức thực hiện phải chủ động, quyết liệt, sáng tạo, sâu sát; kịp thời cụ thể hóa các chủ chương của Đảng, chính sách, Pháp luật của nhà nước phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất và năng lực hoàn thành thực thi nhiệm vụ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở cần được quan tâm, khắc phục những yếu kém.

- Phải cân đối, bố trí sử dụng nguồn ngân sách nhà nước có hiệu quả đảm bảo cho hoạt động và xây dựng phong trào TDTT theo quy hoạch tổng thể; thu hút và kêu gọi các nguồn lực xã hội và các nguồn tài chính, tài trợ khác để phát triển TDTT.

- Đẩy mạnh phong trào TDTT trong mọi tầng lớp nhân dân đa dạng phong phú. Chú trọng phát triển phong trào TDTT trong công nhân viên chức lao động, trong nhà trường các cấp đổi mới phương thức hoạt động từng bước được nâng cao. TDTT trong lực lượng vũ trang đảm bảo đạt các tiêu chí theo quy định; tập trung cho các môn thể thao của người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn luôn được quan tâm.

- Đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất, các thiết chế về TDTT phục vụ cho tập luyện, thi đấu TDTT của nhân dân. Quan tâm đầu tư trọng điểm tại một số huyện, xã, phường, thôn bản làm đầu mối tập trung để nhân rộng và tạo sân chơi lành mạnh bổ ích.

- Tổ chức và hoạt động TDTT phải gắn liền các sự kiện chính trị của tỉnh, các Lễ hội của địa phương và các ngày Lễ lớn của đất nước với nhiều nội dung và hình thức hoạt động phong phú. Góp phần phát triển văn hóa, thể thao và du lịch trong công tác đối ngoại và nâng cao sức khỏe của nhân dân, đáp ứng nhu cầu tập luyện và thi đấu TDTT cho mọi người.

Xác định rõ chức năng của từng Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố; xây dựng kế hoạch phân công, tổ chức thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ chủ yếu của các cơ quan quản lý Nhà nước trên dịa bàn tỉnh, nhằm thúc đẩy sự nghiệp TDTT của tỉnh phát triển mạnh mẽ, vững chắc, phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay trong khu vực và toàn quốc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ đổi mới và hội nhập hiện nay.

Phấn đấu đến năm 2020 Số người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên đạt tỷ lệ 23,5% dân số; đến năm 2030 đạt tỷ lệ 26% dân số ( trong đó: Số nhân dân các dân tộc thiểu số tham gia tập luyện TDTT thường xuyên đến năm 2020 đạt 6,5%  đến năm 2030 đạt 7,5%);  Số gia đình Thể thao: Đến năm 2020 đạt tỷ lệ 11,5% số hộ gia đình, định hướng đến năm 2030 đạt tỷ lệ 15% số hộ gia đình; có 100% xã, phường, thị trấn đạt 75% các tiêu chuẩn tại quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa, thể thao xã theo Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010; định hướng đến năm 2030 đạt 100% các tiêu chí; xóa vùng trắng về TDTT quần chúng đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người, đảm bảo cơ sở vật chất, điều kiện tập luyện, thi đấu TDTT đáp ứng nhu cầu của nhân dân; chú trọng các môn thể thao dân tộc, phấn đấu 02 -03 huy chương vàng, 04-05 huy chương bạc, 08-10 huy chương đồng/năm, khi tham gia các giải do Trung ương, khu vực tổ chức về TDTT dân tộc thiểu số; có thừ 03-05 liên đoàn thể thao cấp tỉnh được thành lập.

Với những thành tích đã đạt được như trên, chúng ta cùng chúc cho sự nghiệp TDTT của tỉnh Hà Giang ngày một phát triển và trở thành một trong những điểm sáng về triển khai Nghị quyết  của Trung ương, của tỉnh về công tác TDTT đến ănm 2020 và định hướng đến ănm 2030.

 

Hoàng Phi Hùng

Tin khác

Hội nghị tổng kết chiến lược, đề án phát triển thể dục thể thao tỉnh Hà Giang giai đoạn 2005 – 2015 và sơ kết 3 năm cuộc vận động toàn dân rèn luyện thân thể thao gương Bác Hồ vĩ đại (27/11/2015 08:47)

Hà Giang đạt 3 huy chương bạc, 2 huy chương đồng tại Giải vô địch các CLB Pencak Silat toàn quốc 2015 (19/11/2015 21:45)

Họp báo tổ chức giải bóng đá Tuấn Dũng mở rộng, tranh cúp Tuấn Sơn năm 2015 (19/10/2015 16:33)

Giải quần vợt, cầu lông chào mừng thành công đại hội Đảng bộ tỉnh (19/10/2015 10:17)

Bế mạc Giải thi đấu thể thao Khối giao ước thi đua các Ban Đảng (14/10/2015 08:20)

Giải thi đấu thể thao Khối giao ước thi đua các Ban Đảng (13/10/2015 14:33)

Lễ hội đua mảng tỉnh Hà Giang mở rộng lần thứ nhất năm 2015 (09/10/2015 10:08)

Giải thể dục dưỡng sinh tỉnh Hà Giang năm 2015 (01/10/2015 10:46)

Bế mạc Giải bóng đá các CLB thành phố Hà Giang 2015 (30/09/2015 08:39)

Khai mạc giải vô địch bóng chuyền tỉnh Hà Giang năm 2015 chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVI (Nhiệm kỳ 2015-2020) (24/09/2015 11:47)

xem tiếp