Thứ bảy, Ngày 20 Tháng 4 Năm 2024

Văn hóa lễ hội

Lễ hội Cầu trăng: Nét văn hóa đặc sắc của tộc người Ngạn

(22/11/2014 19:22)

Trên địa bàn Bắc Quang, tộc người Ngạn sinh sống tập trung chủ yếu ở thôn Lâm (xã Vô Điếm) với 131 hộ, 556 khẩu; có trên 100 khẩu sống rải rác tại các thôn khác.

Lễ hội cầu Trăng của người Tày ở Hà Giang

(12/11/2014 15:49)

Lễ hội cầu Trăng là ngày hội vui nhất của người Tày ở Hà Giang, trong những ngày này những người già gặp nhau hỏi thăm chuyện gia đình, chuyện phát triển sản xuất, chăn nuôi.

Lễ hội Cầu mưa của người Lô Lô ở Hà Giang

(12/11/2014 15:45)

Lễ hội Cầu mưa của người Lô Lô mang tính tín ngưỡng phồn thực khá phổ biến của các cư dân nông nghiệp. Vào dịp tổ chức lễ hội, hầu như mọi sinh hoạt của người Lô Lô đều hướng vào việc cầu mưa. Đồng bào thành tâm cầu khấn với niềm tin sâu sắc trời sẽ ban cho những hạt mưa tưới đẫm các cánh đồng để no ấm, thịnh vượng luôn ngự trị trên các bản làng của người Lô Lô.

"Kéo chày"- lễ hội độc đáo của dân tộc Pà Thẻn

(12/11/2014 15:31)

Hà Giang - mảnh đất địa đầu cực Bắc của Tổ quốc hội tụ 22 dân tộc anh em cùng chung sống với sự đa dạng về văn hóa. Đến với Hà Giang những ngày trung tuần của tháng 10 Âm lịch, du khách sẽ được thưởng thức, đắm mình cùng lễ hội "kéo chày" - một lễ hội độc đáo, nguyên sơ và huyền bí của dân tộc Pà Thẻn.

Lễ cúng Thần Rừng của dân tộc Pu Péo Hà Giang

(12/11/2014 15:28)

Dân tộc Pu Péo là một trong số dân tộc rất ít người ở Hà Giang, đến nay có trên 700 người, trong những năm qua các dân tộc nơi địa đầu cực bắc của Tổ quốc được Đảng và Nhà nước quan tâm và chăm lo, đặc biệt với dân tộc Pu Péo đã có chính sách riêng ngoài những chính sách chung đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Dân tộc Pu Péo sống tập trung chủ yếu ở các xã Phố Là và thị trấn Phó Bảng, (huyện Đồng Văn); xã Sủng Tráng và Phú Lũng (huyện Yên Minh); xã Yên Cường (huyện Bắc Mê), đến nay vẫn còn giữ được cơ bản những nét sinh hoạt tín ngưỡng và văn hóa truyền thống, tiêu biểu trong đó phải nói đến “Lễ cúng thần rừng”vào ngày 06/6 âm lịch hàng năm.

Lễ cúng tổ tiên của dân tộc Lô Lô Tỉnh Hà Giang

(12/11/2014 15:25)

Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang là di sản văn hoá phi vật thể thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng, đã được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia năm 2012. Đây là một nghi lễ cổ truyền của người Lô Lô, thường được tổ chức hàng năm vào ngày 14 tháng 7 (Âm lịch) tại các gia đình trưởng họ.

Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn

(21/10/2014 18:30)

Dân tộc Pà Thẻn có khoảng trên 5.000 người, sống chủ yếu ở Hà Giang, Tuyên Quang. Ở đây vẫn còn lưu giữ nhiều lễ hội và phong tục từ xưa để lại, trong đó có lễ hội Nhảy lửa. độc đáo, mang đậm nét huyền bí, hoang sơ.

Nghi lễ Cấp sắc

(21/10/2014 18:29)

Người Dao quan niệm, đàn ông nếu chưa trải qua lễ Cấp sắc thì dù già vẫn coi là trẻ con, vì chưa được cấp đạo sắc, chưa có tên âm. Người đã qua cấp sắc, ít tuổi vẫn được coi là người trưởng thành, được tham gia các công việc hệ trọng của làng, được giúp việc cho thầy cúng, được cúng bái. Lễ cấp sắc có tính giáo dục rất lớn thể hiện qua những điều giáo huấn hướng tới việc thiện, không làm điều ác.

Lễ hội Lồng Tồng

(26/09/2014 16:29)

Lễ hội Lồng Tồng thường gọi là hội xuống đồng. Là một lễ hội của đồng bào dân tộc Tày, cũng là sự quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của các dân tộc như Nùng, Dao… Lễ hội thường diễn ra vào những ngày đầu tháng giêng, kéo dài đến đầu tháng hai âm lịch hàng năm. Đây là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.

Lễ hội Gầu Tào

(26/09/2014 16:21)

Lễ hội Gầu Tào hay còn gọi là Lễ hội chơi núi mùa xuân, được bắt nguồn từ việc mong ước có con của mỗi gia đình người dân tộc Mông. Khi đạt được mong ước đó, người ta sẽ tổ chức hội Gầu Tào tạ ơn trời đất, thần linh… và mời bà con, dân bản cùng vui xuân. Lễ hội thường được tổ chức vào những ngày đầu năm mới của người Mông.

<< >>