Thứ sáu, Ngày 19 Tháng 4 Năm 2024

SỞ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Gửi Email In trang Lưu
Phát triển bền vững thương hiệu hoa Tam giác mạch

16/09/2020 10:13

Khẳng định thương hiệu du lịch nhưng không tách rời lợi ích kinh tế của người dân; đây là cách huyện Mèo Vạc đang thực hiện nhằm góp phần duy trì và phát triển bền vững thương hiệu du lịch hoa Tam giác mạch.

Người dân Làng Văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông, thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi chuẩn bị đất trồng Tam giác mạch.

 Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc Mua Hồng Sinh, cho biết: Cây Tam giác mạch là cây trồng truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện; hạt có thể dùng làm bánh, kẹo, nấu rượu… Và nay, hoa Tam giác mạch đã trở thành thương hiệu du lịch nổi tiếng của Hà Giang và huyện Mèo Vạc. Phát huy lợi thế này, huyện có cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân tập trung phát triển Tam giác mạch, cũng như tạo ra các sản phẩm đặc trưng từ cây này.

Năm nay, Mèo Vạc quy hoạch hơn 60 ha đất trồng Tam giác mạch. Diện tích trồng hoa tạo điểm nhấn du lịch tập trung tại các xã, thị trấn, như: Pải Lủng, Pả Vi, Mèo Vạc, Lũng Pù, Khâu Vai… Đến nay, các xã, thị trấn đã làm đất được hơn 50% kế hoạch; dự kiến bắt đầu trồng từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10. Thời điểm hoa nở dự kiến vào cuối tháng 10 và nở rộ vào giữa tháng 11. Đặc biệt, huyện dành 240 triệu đồng hỗ trợ các hộ trồng Tam giác mạch. Theo đó, các hộ được hỗ trợ 100% giống, phân bón, kỹ thuật và chuyển đổi từ trồng cây rau màu sang trồng cây Tam giác mạch. Ngoài ra, các hộ đối ứng công lao động, chăm sóc, phân chuồng được hưởng 100% sản phẩm sau thu hoạch.

Ông Vàng Mí Sá, thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, cho biết: Diện tích đất canh tác của gia đình có hạn, tuy nhiên, được sự quan tâm, vận động của chính quyền xã, gia đình tôi dành hơn 2.000 m2 đất hoa màu để trồng Tam giác mạch; giờ chỉ chờ được cấp giống và phân bón sẽ tiến hành trồng…

Hiện nay, trên địa bàn huyện Mèo Vạc có 2 HTX đứng ra thu mua hạt Tam giác mạch. Bà Hoàng Thị Hiên, đại điện HTX Dịch vụ Nông nghiệp và Thương mại Pả Vi (xã Pả Vi), cho biết: Với hệ thống máy móc hiện có, dự kiến HTX sẽ tiêu thụ sản lượng hạt của khoảng 200 ha Tam giác mạch. Nhưng hiện nay, xã Pả Vi mới quy hoạch trồng 15 ha; do vậy, HTX phải liên kết thu mua từ các địa phương khác trong khu vực. Giá thu mua dao động theo thị trường, trung bình từ 30 – 50 nghìn đồng/kg hạt khô. Với nguyên liệu từ hoa và hạt Tam giác mạch, HTX sẽ chế biến thành bột, bánh, trà Tam giác mạch. Ngoài ra, HTX đang tiến hành các thủ tục để tham gia Chương trình OCOP…

Theo kế hoạch của Ban tổ chức các ngày lễ lớn tỉnh, Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ VI, năm 2020 dự kiến diễn ra vào trung tuần tháng 11. Tại vùng cao Mèo Vạc, Tam giác mạch vừa là sản phẩm du lịch đặc biệt vừa góp phần thúc đẩy phát triển KT – XH địa phương.

BHG

Tin khác

Phát triển văn hóa gắn với du lịch ở Mèo Vạc (09/09/2020 10:14)

Cao Bồ phát huy tiềm năng du lịch (20/08/2020 10:11)

GIỚI THIỆU CUỘC THI ẢNH ĐẸP DU LỊCH HÀ GIANG 2020 (24/07/2020 14:22)

Vị Xuyên - Hà Giang: Đẩy mạnh du lịch lịch sử tâm linh (24/07/2020 14:07)

Khai mạc không gian văn hóa – du lịch và giới thiệu sản phẩm đặc trưng tỉnh Hà Giang tại T.p Hồ Chí Minh (18/07/2020 14:02)

Hà Giang tham dự Ngày hội Du lịch năm 2020 tại Thành phố Hồ Chí Minh (17/07/2020 14:00)

Quyết định về việc quy định mức thu phí tham quan một số điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang (07/07/2020 07:41)

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước và biểu dương gương điển hình tiên tiến (02/07/2020 14:33)

Hà Giang tổ chức Hội nghị kích cầu du lịch nội địa đến với Hà Giang (30/06/2020 08:08)

Đối thoại với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch (03/06/2020 08:05)

xem tiếp