Thứ năm, Ngày 25 Tháng 4 Năm 2024

Văn hóa

Đưa văn hóa truyền thống vào trong trường học, một giải pháp bảo tồn văn hóa ở huyện Quang Bình

29/08/2018 08:42

Với mục tiêu bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống các dân tộc gắn với phát triển kinh tế du lịch, trong những năm qua, huyện Quang Bình đã triển khai nhiều giải pháp có hiệu quả. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 05.10.2015 của BCH Đảng bộ huyện về việc bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống thông qua giờ học ngoại khóa trong nhà trường, giai đoạn 2015-2020. Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết đã góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn.

Thực hiện, Nghị quyết số 02của BCH Đảng bộ huyện,Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyếtChỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch truyền dạy văn hóa truyền thống trong các đơn vị Trường THCS, PTDT Nội trú huyện, PTDT bán trú TH và THCS trên địa bàn huyện Quang Bình năm học 2016-2017và triển khai nhân rộng đưa văn hóa truyền thống vào truyền dạy thông qua giờ học ngoại khóa tại các TrườngTHCS; PTDTBT THCS; PTDTBT TH & THCStrên địa bàn huyện, giai đoạn 2017 - 2020. Kết quả, đến nay đã có 85% các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ truyền thống dân tộc được bảo tồn thông qua các giờ học ngoại khóa trong nhà trường;85% học sinh là người dân tộc thiểu số (bậc THCS) được truyền dạy và tiếp thu kiến thức văn hóa truyền thống; 70% biết hát các làn điệu dân ca, biết múa các điệu múa truyền thống, biết sử dụng nhạc cụ của dân tộc mình;100% học sinh là người dân tộc thiểu số (bậc THCS) biết tham gia các môn thể thao dân tộc;100% học sinh là người dân tộc thiểu số khi tốt nghiệp THCS nhận thức đầy đủ về bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Bên cạnh đó, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức thống kê, phân loại và đưa vào danh mục giá trị văn hóa phi vật thể của các dân tộc trong huyện cần được bảo tồn bằng hình thức tổ chức truyền dạy thông qua giờ học ngoại khóa trong nhà trường, như: hát giao duyên,thổi và múa khèn, múa gậy đồng xucủa dân tộc Mông; hát mừng khách, hát tiễn bạn, hát trong đám cưới, hát trong Lễ cấp sắc, hát trong đám tang; kỹ năng sử dụng các loại nhạc cụ kèn pí lè, trống, chiêng, thanh la...của dân tộc Dao; hát ru của dân tộc La ChíHát yếu, cọi,hát then, đàn tínhcủa dân tộc Tày; hát đối đáp của dân tộc Pà Thẻn… và các trò chơi dân gian, các môn thể thao dân tộc cần bảo tồn: Đánh yến; đánh cù; đi cà kheo; đây gậy; kéo co; bắn nỏ; đá lẹ...Tổ chức sưu tầm, biên soạn và phát hành cuốn tài liệu “Sơ lược văn hóa truyền thống các dân tộc” huyện Quang Bình giới thiệu văn hóa truyền thống, các dân tộc để làm tài liệu tuyên truyền, tập huấn và cẩm nang cho cán bộ phụ trách công tác văn hóa từ huyện đến cơ sở và các trường học. Tổ chức tập huấn kỹ năng truyền dạy văn hóa truyền thống cho giáo viên phụ trách công tác đoàn, đội, giáo viên chủ nhiệm của các trường, lãnh đạo UBND các xã thị trấn phụ trách văn hóa xã hội, cán bộ làm công tác văn hóa, các nghệ nhân dân gian các xã, thị trấn với sự tham gia của gần 200 học viên. Thành lập quỹ phát triển văn hóa huyện Quang Bình giai đoạn 2016-2020để vận động đóng góp, ủng hộ quỹ phát triển văn hóa như:đầu tưdụng cụ, đạo cụ cấp phát cho các đơn vị trường học bao gồm đàn tính, nỏ, khèn mông, gậy đồng xu, dây kéo co và chi trả bồi dưỡng cho các nghệ nhân được mời tham gia truyền dạy hailoại hình văn hóa truyền thốngTriển khai thí điểm đưa văn hóa truyền thống vào truyền dạy tại Trường PTDT Nội trú huyện, năm học 2016 - 2017với  250 học sinh được tham gia tiếp thu các loại hình văn hóa truyền thống.Sau năm học, huyện đã tổ chức đánh giá và nhân rộng mô hình hoạt động đến các trường trên địa bàn. Đến nay, học sinh các cấp của huyện cơ bản đã nắm vững được kỹ năng hát dân ca và sử dụng nhạc cụ các dân tộc. Còn lại các trò chơi dân gian và các môn thể thao dân tộc các em học sinh đều nắm vững kỹ năng và tham gia được tất cả các môn.Một số trường học đã hình thành các nhóm sở thích, các câu lạc bộ sở thích: Hát then, đàn tính; thổi múa khèn mông..., như Trường THCS Bàng Lang; THCS Xuân Giang; THCS Vĩ Thượng; THCSYên Bình; PTDTBT THCSYên Thành...

Việc tổ chức bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống thông qua giờ học ngoại khóa trong nhà trường đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo củacác cấp, các ngành, Hội nghệ nhân dân giancủa huyện. Các em học sinh bên cạnh việc trang bị kiến thức phổ thông cònnhận thức đầy đủ về văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn huyện; nắm được kỹ năng hát dân ca dân tộc, sử dụng các nhạc cụ truyền thống; biết chơi các trò chơi dân gian, các môn thể thao dân tộc.Theo thống kê lượng khách du lịch đến với Quang Bình ngày một tăng, nhu cầu thưởng thức, trải nghiệm các nét văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc ngày một cao và các em học sinh cùng với các nghệ nhân của huyện là những nguồn năng lượng đặc biệt thu hút khách du lịch.

Theo kế hoạch của huyện, trong thời gian tới huyện tiếp tục nhân rộng đưa văn hóa truyền thống vào truyền dạy thông qua giờ học ngoại khóa tại 16/16 Trường THCS; PTDTBT THCS; PTDTBT TH &THCS trên địa bàn huyện trong năm học 2018­ - 2019. Xây dựng và hoàn thành đĩa VCD về các đặc trưng văn hóa truyền thống các dân tộc để phát cho các Trường học trên địa bàn huyện, như: Kiến trúc nhà ở, lễ hội, dân ca, dân vũ, tập quán, sinh hoạt hàng ngày, trang phục, trang sức, nhạc cụ, dụng cụ lao động sản xuất, đồ dùng sinh hoạt, nghề thủ công truyền thống, văn hoá ẩm thực.Tổ chức Hội thi tìm hiểu về văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Quang Bình vào quý IV năm 2018.Năm 2019, tổ chức Liên hoan dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc cho các em học sinh THCS trên địa bàn toàn huyện.

Tin tưởng rằng với hướng đi bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch sẽ mở ra cho huyện Quang Bình những cơ hội phát triển kính tế - xã hội vươn lên xóa đối giảm nghèo.

 

 

 

Nguyễn Thị Hoài