Thứ ba, Ngày 7 Tháng 5 Năm 2024

Văn hóa

Gửi Email In trang Lưu
Tang lễ trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang

13/01/2016 10:22

Việc tang theo quan niệm của người Việt Nam được coi là một việc hệ trọng của mỗi con người, mỗi gia đình và của xã hội gắn liền với sinh hoạt của cộng đồng làng, bản và là phong tục, tập quán của nhân dân các địa phương trong cả nước nói chung và Hà Giang nói riêng.

Đám ma của dân tộc Bố Y ở Quản Bạ

Thực tế cho thấy, Hà Giang có 19 dân tộc khác nhau cùng sinh sống nên việc tổ chức tang lễ và xây cất mồ mả trước đây rất tùy tiện, tùy từng dòng họ, tùy từng gia đình và tùy theo từng dân tộc. Những đám tang được tổ chức tốn kém, lãng phí của cải vật chất và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân. Đặc biệt việc xây cất mồ mả cũng bắt đầu được người dân chú ý. Đời sống vật chất khấm khá, con cháu nghĩ về tổ tiên và người đã khuất nên khi đặt mộ tổ tiên, ông bà thì phải xem ngày, xem giờ và xem hướng có hợp với con cháu gia chủ hay không. Vì thế mà mộ nọ quay lưng vào mộ kia, cái dọc, cái ngang, cái chắn trước, cái áp mặt sau lưng. Theo phong tục từng địa phương, từng dân tộc mà mộ táng được thực hiện tùy tiện, rải rác khắp mọi nơi.

Hiện nay, Ban chỉ đạo Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa các cấp trên địa bàn tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền đến các tổ chức cá nhân, từng người dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang là lễ hội, coi đây là một nội dung quan trọng trong thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa nhằm đưa việc tang thực hiện theo hướng lành mạnh, tiến bộ và đúng tinh thần của Chỉ thị 27/CT-TW của Bộ Chính trị và hệ thống văn bản chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của UBND tỉnh cũng như hướng dẫn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đến nay, tình hình thực hiện nếp sống văn minh trong việc tổ chức tang lễ trên địa bàn tỉnh nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đã có nhiều tiến bộ đáng kể.

Các nghi thức trong tổ chức tang lễ đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hầu hết các đám tang được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, tôn nghiêm, văn minh, tiết kiệm, thể hiện được tình làng nghĩa xóm, tính cộng đồng cao. Nhiều hủ tục mê tín như khóc mướn, gọi hồn...dần được loại bỏ. Hiện tượng phô trương, hình thức trục lợi trong tang lễ hầu như không còn thay vào đó là hình thức phúng viếng đơn giản, gọn nhẹ. Các thủ tục cho người thân qua đời được thực hiện đúng theo phong tục truyền thống từng dân tộc và đúng với quy định của pháp luật. Thời gian tổ chức tang lễ không quá 36 tiếng, việc sử dụng tang phục tùy theo đặc điểm văn hóa của từng dân tộc. Xu hướng hiện nay là việc xây cất phần mộ thực hiện một lần, không cải táng.

Bên cạnh những tiến bộ ấy, thì việc tổ chức tang lễ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn một số tồn tại như: hầu hết các địa phương làng, xã chưa thực hiện được công tác quy hoạch khu nghĩa trang; không còn hiện tượng cải táng nhưng vẫn còn làm ma khô và kéo dài thời gian, gây tốn kém không nhỏ về tiền của và ảnh hướng đến thời gian lao động, sản xuất của người dân; một số gia đình còn đưa cả thầy cúng về cúng bái; đưa tang rắc vàng mã, thả tiền thật...

Để khắc phục được những tồn tại trên, không phải là việc làm ngày một, ngày hai; cũng không thể xử lý nghiêm khắc theo những chế tài xử phạt mà cần cả cộng đồng cùng chung tay, góp sức vận động thực hiện để người dân nâng cao từ ý thức đến hành động xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ.

Hoàng Tuệ (Trường Chính trị tỉnh)

Tin khác

Đôi trống đồng Lô Lô được công nhận bảo vật quốc gia (01/01/2016 10:19)

Kết quả 10 năm thực hiện bảo tồn, phát huy giá trị làng truyền thống tiêu biểu Lô Lô chải tỉnh Hà Giang (03/12/2015 08:11)

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch mở lớp truyền dạy chế tác khèn Mông tại huyện Quản Bạ (02/12/2015 21:50)

Tổng kết trao giải cuộc thi viết “Tìm hiểu pháp luật về PCBLGĐ và ngày thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ trong đoàn viên thanh niên. (25/11/2015 21:41)

Nghệ thuật khèn của người Mông Hà Giang trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (30/10/2015 09:49)

Múa ma cỏ dân tộc Lô Lô đen ở Lũng Cú (14/10/2015 08:15)

Cao nguyên đá, độc đáo di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia (12/10/2015 14:23)

Giao lưu văn nghệ "Du lịch qua những miền di sản Việt Bắc" (09/10/2015 14:25)

Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Then của các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” (29/09/2015 10:24)

Lễ ra đồng (pặt oong) của dân tộc Pu Péo (29/09/2015 09:57)

xem tiếp