Thứ tư, Ngày 8 Tháng 5 Năm 2024

Văn hóa

Gửi Email In trang Lưu
Nhà văn hóa - yếu tố cần để phát triển hoạt động văn hóa cơ sở tại Hà Giang

13/01/2016 10:25

Không ít những diễn đàn, hội thảo bàn nhiều về vai trò quan trọng của nhà văn hóa cấp xã, phường - một thiết chế mang tính nhà nước về hoạt động văn hóa ở cơ sở.

Có lẽ cần khẳng định thêm rằng, không chỉ những người làm công tác quản lý nhà nước về văn hóa, những người trực tiếp làm nhiệm vụ chỉ đạo và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở mà đông đảo nhân dân, đặc biệt nhân dân ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đều thấy được sự cần thiết của hệ thống nhà văn hóa xã, phường trong việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Tại Hà Giang, tính đến thời điểm hiện nay đã có 84 nhà văn hóa cấp xã, phường, thị trấn và hơn 1000 nhà văn hóa cấp thôn, bản được xây dựng theo phương châm "nhà nước và nhân dân cùng làm". Những nhà văn hóa đã hoạt động khá tích cực, đóng góp đáng kể vào việc tổ chức nhiều hoạt động như: tuyên truyền giáo dục chính trị, phổ biến đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các cấp chính quyền; phát hiện, bồi dưỡng những hạt nhân văn nghệ; đẩy mạnh các loại hình sinh hoạt văn hóa tại cơ sở, tạo cơ hội để đông đảo quần chúng nhân dân được hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa nghệ thuật... Tất cả những hoạt động ấy đã có tác động rất thiết thực, tạo một đời sống văn hóa tinh thần phong phú, đáp ứng tích cực những mục tiêu của phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

Tuy nhiên, những hoạt động ấy chỉ mang tính chất "phong trào", trên thực tế đa số nhà văn hóa cấp xã, phường, thị trấn chưa phát huy hết công năng sử dụng, kinh phí đầu tư cho các hoạt động văn hóa - xã hội nói chung và nhà văn hóa nói riêng ở nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu. Mặc dù quan điểm "đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho sự phát triển" hay "văn hóa là động lực để phát triển" luôn được khẳng định đúng đắn và có ý nghĩa chiến lược to lớn, song do điều kiện cụ thể từng địa phương, sự đầu tư cho hoạt động nhà văn hóa đang trở thành thứ yếu. Nguyên do là vô vàn, bởi Hà Giang là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, hầu hết mọi nguồn lực đều tập trung cho các mục tiêu cũng rất quan trọng khác như: xóa đói giảm nghèo, đối phó với các vấn đề thiên tai, giáo dục, chăm sóc y tế cho người dân... Vì thế những thiết bị đảm bảo tối thiểu cho nhà văn hóa hoạt động hầu hết chỉ trông chờ vào sự trang cấp của Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, còn những thiết bị đã được trang cấp từ trước thì ngày càng xuống cấp vì không có kinh phí để khắc phục, sửa chữa. Đặc biệt, lực lượng cán bộ phụ trách văn hóa xã ở nhiều địa phương còn kiêm nhiệm, hoặc những cán bộ  còn thiếu kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ...

Để đưa hoạt động của nhà văn hóa cấp xã, phường tương xứng với vị trí là một thiết chế văn hóa đa năng, mang tính Nhà nước tại cơ sở, thiết nghĩ phải giải quyết được một số nhiệm vụ sau:

Một là, cần có quy định danh mục và hạn mức chi ngân sách cho hoạt động của nhà văn hóa một cách hợp lý, không nên lạm dụng khái niệm "xã hội hóa" để thoái thác sự đầu tư cho phát triển các hoạt động văn hóa tại cơ sở.

Hai là, chú trọng hơn nữa trong công tác bồi dưỡng, huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ và trang bị tài liệu hướng dẫn hoạt động cho đội ngũ cán bộ phụ trách nhà văn hóa cấp xã, phường.

Ba là, các cấp chính quyền phải đảm bảo điều kiện cần và đủ về cơ sở vật chất, nhân sự để nhà văn hóa hoạt động hiệu quả.

Bốn là, bản thân hoạt động tại nhà văn hóa phải đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức. Phát triển đội ngũ cộng tác viên đông đảo làm nòng cốt cho các hoạt động phong trào tại cơ sở.

Thiết chế văn hóa cơ sở ở cấp xã, phường là cấp gần dân nhất, hoạt động phục vụ nhân dân cụ thể nhất trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước trên địa bàn dân cư, vận động nhân dân tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Nghị quyết 33 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Trịnh Thu

Tin khác

Tang lễ trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang (13/01/2016 10:22)

Đôi trống đồng Lô Lô được công nhận bảo vật quốc gia (01/01/2016 10:19)

Kết quả 10 năm thực hiện bảo tồn, phát huy giá trị làng truyền thống tiêu biểu Lô Lô chải tỉnh Hà Giang (03/12/2015 08:11)

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch mở lớp truyền dạy chế tác khèn Mông tại huyện Quản Bạ (02/12/2015 21:50)

Tổng kết trao giải cuộc thi viết “Tìm hiểu pháp luật về PCBLGĐ và ngày thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ trong đoàn viên thanh niên. (25/11/2015 21:41)

Nghệ thuật khèn của người Mông Hà Giang trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (30/10/2015 09:49)

Múa ma cỏ dân tộc Lô Lô đen ở Lũng Cú (14/10/2015 08:15)

Cao nguyên đá, độc đáo di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia (12/10/2015 14:23)

Giao lưu văn nghệ "Du lịch qua những miền di sản Việt Bắc" (09/10/2015 14:25)

Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Then của các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” (29/09/2015 10:24)

xem tiếp