Thứ tư, Ngày 8 Tháng 5 Năm 2024

Văn hóa

Gửi Email In trang Lưu
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 246/QĐ-BVHTTDL công bố Danh mục 15 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

26/01/2016 09:32

Theo đó, 15 di sản văn hóa phi vật thể mới được bổ sung vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia thuộc 5 loại hình: Lễ hội truyền thống; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Nghề thủ công truyền thống; Nghệ thuật trình diễn dân gian; Nghề thủ công truyền thống và Tri thức dân gian.

Nghệ nhân đang thực hiện công đoạn chấm sáp ong

Trong số các di sản văn hóa được công nhận dịp này, tỉnh Bắc Ninh có số di sản được công nhận nhiều nhất, gồm 6 di sản: Lễ hội làng Diềm; Lễ hội làng Đồng Kỵ; Nghề gốm Phù Lãng; Nghề chạm khắc gỗ Phù Khê; Nghề gò đồng Đại Bái và Hát Trống quân làng Bùi Xá (Bắc Ninh). Bên cạnh đó, 9 di sản phi vật thể ở các địa phương được công nhận lần này gồm: Kỹ thuật trồng lanh và dệt vải lanh của người Mông, Hà Giang; Hát Trống quân, Hải Dương; Lễ hội Đền Hát Môn, Hà Nội; Lễ hội Đền Và, Hà Nội; Nghệ thuật Chiêng Mường ở Hoà Bình; Mo Mường ở Hoà Bình; Hát Sấng Cọ (hát Ví Lưu Tam) của người Sán Chay, Thái Nguyên; Hội đua bò Bảy Núi, An Giang; Lễ cầu năm mới, cầu mùa của người Dao (Tịu siằng thun boaù liu), Bắc Kạn.

Kỹ thuật trồng lanh và dệt vải lanh của người Mông, Hà Giang được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác, họ sử dụng sợi lanh làm ra nhiều sản phẩm sử dụng trong sinh hoạt gia đình hàng ngày như: Áo, váy, gối, túi, khăn…đạt tới trình độ kỹ thuật và nghệ thuật cao, nhất là trong bố cục và tạo dáng hoa văn. Có thể thấy các sản phẩm làm từ cây lanh rất phong phú về kiểu loại, đa dạng về màu sắc, vừa sinh động, vừa mang bản sắc tộc người rõ nét, lại vừa thể hiện sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ trong đời sống các dân tộc. Chính vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã coi hoa văn trên các sản phẩm dệt lanh là nguồn sử liệu quý để nghiên cứu về lịch sử tộc người và quan hệ tộc người. Như vậy, có thể khẳng định nghề trồng lanh dệt vải của người Mông đã có quá trình lịch sử phát triển rất lâu đời.

Hiện nay k thuật trồng lanh và dệt vải lanh thủ công truyền thống ngoài việc góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa cổ truyền của người Mông mà giải quyết việc làm, tăng thu nhập đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống, xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người dân địa phương, đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch trên vùng “Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn” của tỉnh Hà Giang.

Quang Bách

Tin khác

Chương trình nghệ thuật chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Hội nghị tổng kết HĐND các cấp tỉnh Hà Giang (Nhiệm kỳ 2011-2016) và kỷ niệm 70 năm ngành VH,TT&DL tỉnh Hà Giang (18/1/1946 – 18/1/2016) (18/01/2016 08:13)

Nhà văn hóa - yếu tố cần để phát triển hoạt động văn hóa cơ sở tại Hà Giang (13/01/2016 10:25)

Tang lễ trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang (13/01/2016 10:22)

Đôi trống đồng Lô Lô được công nhận bảo vật quốc gia (01/01/2016 10:19)

Kết quả 10 năm thực hiện bảo tồn, phát huy giá trị làng truyền thống tiêu biểu Lô Lô chải tỉnh Hà Giang (03/12/2015 08:11)

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch mở lớp truyền dạy chế tác khèn Mông tại huyện Quản Bạ (02/12/2015 21:50)

Tổng kết trao giải cuộc thi viết “Tìm hiểu pháp luật về PCBLGĐ và ngày thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ trong đoàn viên thanh niên. (25/11/2015 21:41)

Nghệ thuật khèn của người Mông Hà Giang trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (30/10/2015 09:49)

Múa ma cỏ dân tộc Lô Lô đen ở Lũng Cú (14/10/2015 08:15)

Cao nguyên đá, độc đáo di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia (12/10/2015 14:23)

xem tiếp