Chủ nhật, Ngày 5 Tháng 5 Năm 2024

Du lịch

Gửi Email In trang Lưu
Ngành Du lịch Hà Giang sau 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh Hà Giang, nhiệm kỳ 2015-2020

30/07/2018 10:14

Hà Giang với thế mạnh đặc biệt về tiềm năng du lịch, có vị trí quan trọng trên bản đồ du lịch cả nước, sự đa dạng, phong phú về tài nguyên du lịch Hà Giang là điều kiện quan trọng để xây dựng và hình thành nên những sản phẩm du lịch đặc thù đã và đang thu hút khách du lịch.

Du khách đến thăm và trải nghiệm tại làng VHDL cộng đồng thôn Tha - thành phố Hà Giang

 Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời phát triển manh tính bền vững, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ, tham mưu trình Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các quy hoạch, đề án, chương trình, kế hoạch thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang, tiêu biểu như: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khu du lịch Quốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án xúc tiến quảng bá du lịchtỉnh Hà Giang; Đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch; Chương trình số 29-CTr/TU ngày 24/7/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch 331/KH-UBND ngày 08/8/2017 thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trịvề phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết 35/2016/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Chuyên đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh và sức hấp dẫn cho cụm ngành du lịch Hà Giang” theo hướng ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng, tập trung xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch thế mạnh của địa phương, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây là cơ sở quan trọng để du lịch Hà Giang từng bước khẳng định thương hiệu và phát triển theo hướng bền vững.

Trong 2 năm qua, tỉnh Hà Giang kêu gọi thu hút đầu tư phát triển hạ tầng và các sản phẩm du lịch, dịch vụ. Trong nửa nhiệm kỳ, tỉnh đã phân bổ ngân sách đầu tư cho 11 công trình thuộc lĩnh vực du lịch là 9,459 tỷ đồng, mời gọi thu hút đầu tư được 20 dự án thuộc lĩnh vực du lịch với tổng số vốn dự kiến đầu tư là 6.044,22 tỷ đồngPhối hợp với các sở, ngành, địa phương thường xuyên rà soát, xây dựng danh mục dự án thu hút đầu tư giai đoạn 2017-2020, trong đó tập trung các dự án trọng điểm đảm bảo các điều kiện, khi có nhà đầu tư quan tâm có thể triển khai thực hiện dự án, đồng thời phối hợp với các ngành thành lập tổ công tác hướng dẫn nhà đầu tư quy trình thủ tục theo hướng tinh gọn về một mối, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, hỗ trợ nhà đầu tư triển khai hiệu quả. 

Chú trọng công tác bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế và du lịch một cách bền vững. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan tổ chức hướng dẫn thực hiện, khoanh định và có các cơ chế quản lý nhằm khống chế giảm thiểu và xử lý các tác động có tác hại đến môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, quản lý môi trường du lịch.Xây dựng nội quy, quy chế bảo vệ môi trường trong hoạt động cho các khu, điểm du lịch đặc biệt đối với loại hình du lịch sinh thái, tâm linh; tuyên truyền nâng cao ý thức tăng cường sự tham gia của người dân bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch như: tổ chức các cuộc vận động, phong trào bảo vệ môi trường, trồng cây xanh, đầu tư cho các hộ gia đình xây dựng công trình vệ sinh, hỗ trợ cải tạo cảnh quan nhà của, di rời chuồng trại gia súc ra xa nhà, giữ gìn vệ sinh đường làng ngõ xóm.Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, xây dựng các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức đến người dân địa phương về phát triển du lịch bền vững, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Tạo điều kiện cho cộng đồng được tham gia và hưởng lợi từ hoạt động liên quan đến phát triển du lịch, xây dựng hình ảnh du lịch Hà Giang thân thiện, mến khách.

Đổi mới và nâng cao chất lượng nội dung và các hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá tiềm năng du lịch của tỉnh.Tích cực, chủ động phối hợp với các tỉnh trong cả nước triển khai tổ chức các hoạt động trong chương trình phục vụ năm du lịch Quốc gia hàng năm và các sự kiện mang tính khu vực để quảng bá về du lịch Hà Giang đến với du khách. Đặc biệt tổ chức thành công hội nghị xúc tiến quảng bá du lịch tại các thanh phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ để lại dấu ấn về du lịch Hà Giang điểm đến trong hành trình mỗi chuyến đi. Làm tốt vai trò là thành viên nhóm phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, 6 tỉnh vùng Việt Bắc. Tổ chức thành công các chương trình hợp tác liên kết phát triển với các tổ chức cá nhân, tập đoàn kinh tế như: Hàng Không Việt Nam, đường sắt Việt Nam, Hiệp hội du lịch Việt Nam... Đồng thời tổ chứctriển khai có hiệu quả các hoạt động ngoại giao văn hóa, đã gắn kếtchặt chẽ giữa ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính trị và phát triển du lịch. Tham gia xúc tiến quảng bá du lịch Hà Giang tại Hội nghị APEC; tham gia các hội nghị, hội thảo do Trung ương, khu vực tổ chức về phát triển du lịch; chuẩn bị các nội dung tham gia Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hà Giang; Chủ động phối hợp với các Báo, Đài trong và ngoài nước (Đài Loan, Nhật Bản) giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa, danh lam thắng cảnh đặc trưng của tỉnh. Việc hợp tác trao đổi thông tin ký kết các biên bản hợp tác về văn hóa, thể thao, du lịch với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) được duy trì.  Tổ chức hợp tác phát triển du lịch giữa Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch tỉnh với Hiệp hội du lịch Nhật Bản.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch dịch vụ.Thường xuyên liên kết với các trường chuyên nghiệp tổ chức các lớp tập huấn về công tác thống kê du lịch, nghiệp vụ du lịch trên địa bàn tỉnh. Trình tỉnh phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2025. Hiện nay ngành đang phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện/thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai Đề án từng năm; nghiên cứu tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo và thu hút lao động du lịch, bố trí sử dụng nhân lực sau đào tạo. Đồng thời theo dõi tiến độ, đôn đốc, báo cáo với UBND tỉnh về chủ trương, kinh phí hàng năm để thực hiện Dự án.

Tập trung bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Tính đến nay, toàn tỉnh đã ra mắt được 36 làng văn hóa du lịch cộng đồng, trong đó có 16 làng đăng ký xây dựng làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí Tuyên bố Panhou. Xây dựng kế hoạch tổ chức tư vấn nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh du lịch cho các Làng văn hóa du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Khảo sát Làng văn hóa du lịch đa trải nghiệm, đánh giá công nhận Làng Văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng khôi phục, bảo tồn và phát huy có trọng điểm các lễ hội truyền thống, làn điệu dân ca, dân vũ các dân tộc phục vụ Du lịch. Các huyện, thành phố trong tỉnh đã và đang khôi phục, nâng cấp và bảo tồn đưa vào khai thác những lễ hội trọng điểmchủ động sưu tầm, biên soạn các câu chuyện, truyền thuyết dân gian, phong tục tập quán đặc biệt là trong những dịp lễ tết, làn điệu dân ca, dân vũ của các dân tộc để tăng cường sự hấp dẫn trong thuyết minh, hướng dẫn du lịch. Toàn tỉnh có 28 làng nghề được tỉnh công nhận. Ngành Công thương đã chủ động phối hợp với các ngành và địa phương liên quan chủ động xây dựng kế hoạch bảo tồn phát triển làng nghề gắn với hoạt động du lịch trải nghiệm, du lịch làng nghề phát triển những mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm cung cấp phục vụ du lịch. Một số làng nghề có hiệu quả khai thác cao như: Làng nghề dệt thổ cẩm thôn My Bắc xã Tân Bắc (Quang Bình), thôn Hợp Tiến xã Lùng Tám (Quản Bạ)...Toàn tỉnh có 55 di tích, danh thắng được cấp tỉnh và quốc gia cộng nhận, 16 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, 03 bảo vật quốc gia. Các di tích lịch sử, văn hoá trọng điểm hiện nay đang tập trung đầu tư, tu bổ, tôn tạo và phát triển các loại hình sản phẩm du lịch nhằm phát huy giá trị, khai thác phục vụ du lịch. Tổ chức khảo sát lập hồ sơ trình UBND tỉnh Hà Giang công nhận 05 tuyến du lịch địa phương. Bên cạnh đó chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch mớigiới thiệu tại các Hội nghị quảng bá xúc tiến du lịch trong và ngoài nước.Tập trung phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt ngành đã xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù gắn với du lịch nông nghiệp, trong đó xác định cây tam giác mạch là sản phẩm du lịch đặc thù. Đến nay Lễ hội hoa Tam giác mạch được tổ chức thường niên hàng năm, gây được sự chú ý mạnh mẽ từ các hãng truyền thông, thu hút đông đảo khách du lịch nội địa và quốc tế. Tạo được thương hiệu cho du lịch Hà Giang. Lượng khách du lịch đến Hà Giang năm sau cao hơn năm trước trung bình đạt 20%. Trong 6 tháng đầu năm 2018 khách du lịch đến Hà Giang đạt 600.727 lượt tăng 28% so với cùng kỳ năm 2017.

Có thể khẳng định vớisự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự nỗ lực của các ngành chuyên môn công tác phát triển du lịch tỉnh Hà Giang trong nửa nhiệm kỳ qua đã có bước phát triển quan trọng. Công tác quản lý Nhà nước về du lịch bước đầu được nâng cao. Công tác bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản địa chất, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển du lịch được chú trọng. Công tác đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ cho du lịch được tăng cường. Du lịchtỉnh Hà Giang đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế,xã hội; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thu hút đầu tư; tạo việc làm; đón ngày càng nhiều du khách quốc tế và nội địa. Mạng lưới kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển; Các sản phẩm du lịch được hình thành và phát triển ngày càng đa dạng.Công tác xúc tiến, quảng bá,hợp tác phát triển du lịch được đẩy mạnh; Chất lượng nguồn nhân lực du lịch có nhiều chuyểnbiến tích cực… đãtạo nền tảng cho mục tiêu phát triển du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020.

Nguyễn Thị Hoài

Tin khác

Hội nghị sơ kết 5 năm chương trình hỗ trợ, hợp tác phát triển du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2013-2018 (25/07/2018 10:23)

Hang Tham Luồng, xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên được xếp hạng là danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia (29/06/2018 09:25)

Đồng Văn sau hơn 2 năm thực hiện chương trình phát triển du lịch bền vững (22/06/2018 09:59)

Cụ thể hóa Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn (22/12/2017 08:35)

Lễ Khai trương Trung tâm hỗ trợ du khách và giới thiệu sản phẩm đặc trưng Hà Giang (14/12/2017 09:12)

Xín Mần khai thác tiềm năng, phát triển ngành công nghiệp "không khói" (03/12/2017 09:19)

Du lịch Hà Giang với những bước phát triển mới (16/11/2017 07:50)

Hiệp hội Du lịch tỉnh sơ kết nhiệm kỳ 2015 – 2020 và ra mắt Chi hội Lữ hành (07/10/2017 11:11)

Hà Giang: Niềm năng, thế mạnh phát triển sản phẩm du lịch mạo hiểm (20/09/2017 07:46)

UBND Tỉnh ban hành Quyết định công nhận 3 tuyến du lịch cấp địa phương (23/05/2017 08:33)

xem tiếp