Thứ bảy, Ngày 27 Tháng 4 Năm 2024

Văn hóa lễ hội

Gửi Email In trang Lưu
Lễ hội Gầu Tào

26/09/2014 16:21

Lễ hội Gầu Tào hay còn gọi là Lễ hội chơi núi mùa xuân, được bắt nguồn từ việc mong ước có con của mỗi gia đình người dân tộc Mông. Khi đạt được mong ước đó, người ta sẽ tổ chức hội Gầu Tào tạ ơn trời đất, thần linh… và mời bà con, dân bản cùng vui xuân. Lễ hội thường được tổ chức vào những ngày đầu năm mới của người Mông.

Trong một lễ hội, chỉ có một gia đình được chọn đại diện đứng ra thay mặt bà con dân bản thỉnh cầu trời đất, thần linh sông núi ban cho một năm mới với nhiều điều tốt lành. Đến ngày lễ, gia đình đứng ra tổ chức sẽ làm một mâm cơm tạ ơn trời đất bao gồm: 1 thủ lợn, 1 chai rượu, 4 bát, 4 chén, 1 cum lúa, 1 bó ngô còn cả vỏ, 1 con dao quắm và 1 cái nỏ. Sau khi nhận lễ của gia chủ, thầy cúng sẽ tiến hành các nghi lễ để dựng cây nêu của ngày hội. Cây nêu là thân cây mai, trên ngọn vẫn còn để vài túm lá, treo thêm một dải lụa đỏ, một chùm giấy bản hình nhân, một bầu rượu. Cây nêu được dựng lên báo hiệu lễ hội đã bắt đầu. Thầy cúng thay mặt gia đình và thôn bản khấn rằng: Hôm nay là ngày lành tháng tốt, đầu xuân năm mới để tạ ơn trời đất, thần linh sông núi đã ban cho mưa thuận gió hòa, nhà nhà bội thu, con cái khỏe mạnh...
 
Sau phần lễ là phần hội được diễn ra với nhiều hoạt động thể thao dân tộc và trò chơi dân gian khác như: Đánh yến, múa khèn, hát đối đáp, hát ống, leo cột, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ… Hết thời gian mở hội, thầy cúng và người già có uy tín làm lễ hạ cây nêu. Thân cây nêu được gia chủ đem về làm giát gường, chùm giấy hình nhân mang về treo trong buồng với mục đích cầu mong hồng phúc cho gia đình. Bầu rượu trên đỉnh cây nêu được đổ tung ra 4 hướng với mục đích mong muốn năm mới tốt lành, mùa màng bội thu, gia súc sinh sôi nảy nở…
 
Gau Tao festival or called “a festival of visiting mountain in Spring”, is originated f-rom a pray for child of each Mong ethnic group family. When their wish become true, they held the festival to show their gratitude towards the earth, gods .... and invite other people to join together. The festival is usually held on the beginning days of New Year of Mong ethnic group.
 
In the festival, a representing family is chosen to pray the earth and gods for a New Year of full luck. On festival days, the host family will prepare a meal, including a pig’s head, a wine bottle, 4 bowls, 4 small cups, a sheaf of rice, a sheaf of corn, a machete and a crossbow to express their gratitude to the gods. A sorcerer, then carries out rites to set up a bamboo tree known as cay neu (New Year tree) which is made of plum body with several leaf canopies, hanged red silk tape, a bunch of dummy, wine bottle. The tree shows start of the festival. The sorcerer, represents the host family to pray the sentences: “today is a good day, on the beginning of Spring, thanks the earth, gods for good weather, abundant crop, good health ...”
 
After the rites, many traditional sport activities and games are held such as playing shuttlecock, pan-pipe dancing, love – duo singing, pipe singing, pole climbing, tug of war, cane pushing, crossbow shooting... After these activities, the sorcerer and a respectful old man will hold a ceremony to lower the tree. The tree’s body will be used for bed-plank, and the bunch of dummy will be tied in bed-room for a wish of family happiness. The wine bottle is splashed in 4 directions for a wish of good year, crop, cattle growth...

Hoàng Mạnh Hưng

Tin khác

Chợ tình Khâu Vai (26/09/2014 16:18)

Lễ cúng Thần rừng của người Nùng Hoàng Su Phì (26/09/2014 16:13)

xem tiếp