Thứ sáu, Ngày 26 Tháng 4 Năm 2024

Văn hóa lễ hội

Gửi Email In trang Lưu
Nghi lễ Cấp sắc

21/10/2014 18:29

Người Dao quan niệm, đàn ông nếu chưa trải qua lễ Cấp sắc thì dù già vẫn coi là trẻ con, vì chưa được cấp đạo sắc, chưa có tên âm. Người đã qua cấp sắc, ít tuổi vẫn được coi là người trưởng thành, được tham gia các công việc hệ trọng của làng, được giúp việc cho thầy cúng, được cúng bái. Lễ cấp sắc có tính giáo dục rất lớn thể hiện qua những điều giáo huấn hướng tới việc thiện, không làm điều ác.

Lễ Cấp sắc thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng giêng hàng năm. Vì đây là thời gian nhàn rỗi. Ngày thụ lễ được lựa chọn rất kĩ, người Dao Đỏ, Dao Tiền thường làm lễ cấp sắc từ độ tuổi 12 - 30, có khi đến già. Trong khi đó, ở người Dao Áo Dài là 11-19 tuổi. Người Dao Đỏ có thể tổ chức Cấp sắc cho một đợt tối đa 13 người (nếu ít hơn phải theo số lẻ) và ở nhà trưởng họ. Người được thụ lễ phải kiêng hò hát, cãi nhau, ngủ chung...
Mỗi nhóm Dao có một cấp bậc cấp sắc: người Dao Đỏ và Dao Áo Dài cấp 7 đèn, Dao Tiền cấp 3 đèn. Mỗi lễ Cấp sắc phải có 6 thầy cúng đảm nhiệm các nhiệm vụ và các nghi lễ lớn nhỏ khác nhau. Các thầy cúng trước khi hành lễ, đều phải cúng ma ở bàn thờ tổ tiên nhà mình để xin được phù hộ và đi theo giúp đỡ. Tại nơi hành lễ, họ treo tranh Ngọc Hoàng và các vị thần thánh của người Dao, lập bàn thờ tổ tiên người thụ lễ và bàn thờ các thần thánh.
 
Khác với nhóm Dao Đỏ và Dao Tiền, người Dao Áo Dài có một nghi thức gọi là hóa kiếp khá đặc biệt. Theo đó, người thụ lễ phải ngồi xổm, bất động, các ngón tay bắt vào ngón chân khoảng một giờ đồng hồ, rồi mới được thầy đẩy nhẹ cho rơi xuống một cái võng có 3 - 4 người đỡ. Làm xong lễ hóa kiếp là lễ giáo huấn, lễ thề và lễ đặt tên cấp sắc. Sau đó, các thầy cúng đều phải cúng tạ ơn tổ tiên, thần thánh đã đến dự thì nghi lễ mới kết thúc.
 
There is a belief of Dao people that an old man who has not experienced Cap sac ceremony, seems to be infantile because he is not royal ranked, does not own yin name. The ranked man, even young one, is considered to be mature and can participate in important works of village, help sorcerer or worship. It is a high educational ceremony via guiding to good behaviors, avoid evil ones. Cap sac ceremony is usually held in November, December or January (Lunar calendar) every year because of leisure time. The day of implementation is chosen very carefully. Dao Do and Dao Tien people often hold cap sac ceremony for 12 to 30 ages, or even old while Dao Ao Dai people choose 11 to 19 ages. Dao Do people can hold the festival for maximum 13 people (if lower, it must be odd number) at head of family’s house. The ranked one must keep off singing, arguing, sleeping with others.
 
Each Dao ethnic group has their own rank level system: Dao Do and Dao Ao Dai people has 7 rank levels, Dao Tien has 3 ones. Each ceremony has 6 sorcerers in c-harge of different big and small rituals. Before celebration, the sorcerers worship the ancestors first who will support and protect them. At place whe-re the ceremony is celebrated, there hanging a portrait of the Jade Emperor and other gods of Dao people, altar of ancestors of the ranked ones and other gods.
Different f-rom Dao Do and Dao Tien groups. Dao Ao Dai people have a special ritual called “killing”. The ranked one must squat, motionless, fingers touch toes for about 1 hour; and then he is lightly pushed to fall in to a hammock with 3 or 4 supports. After the ritual, they are lecturing, swearing and ranking rituals. At the end, the sorcerers worship to thank the ancestors, gods.
 

Hoàng Mạnh Hưng

Tin khác

Lễ hội Lồng Tồng (26/09/2014 16:29)

Lễ hội Gầu Tào (26/09/2014 16:21)

Chợ tình Khâu Vai (26/09/2014 16:18)

Lễ cúng Thần rừng của người Nùng Hoàng Su Phì (26/09/2014 16:13)

xem tiếp